Bạn có bất kỳ câu hỏi nào ? 093 666 5133 ungdungyhoc@gmail.com
04 MARCH 2020

CHỮA BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG VỎ BƯỞI

Bệnh động kinh là một bệnh cũng thường gặp và cũng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

- Động kinh là bệnh lý tương đối phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng dao động từ 0,5 đến 1% dân số.

- Hơn 70% bệnh nhân động kinh khi được điều trị tốt sẽ kiểm soát được cơn động kinh và vẫn có cuộc sống bình thường

- Nếu không được điều trị sớm cơn sẽ xuất hiện nhiều, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, biến đổi nhân cách, sa sút trí tuệ, mất khả năng học tập, lao động và phạm pháp.

Việc điều trị bệnh động kinh hiện nay trong y học hiện đại có thể dùng phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, dùng phương pháp phẫu thụât. Trong Y học cổ truyền điều trị bệnh động kinh bằng phương pháp như: Dùng thuốc uống từ các thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điều trị bệnh động kinh bằng Y học cổ truyền vừa hiệu quả lại ít tốn kém, thời gian điều trị bệnh nhanh, đồng thời nâng cao sức khoẻ mọi mặt cho người bệnh, điều trị nguyên nhân gây nên bệnh do vậy ít khi tái phát. Tuy vậy cũng có trường hợp phải điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ mới có kết quả tốt.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu phương pháp chữa bệnh động kinh bằng vỏ bưởi (Cam phao) một phương pháp chữa bệnh động kinh đơn giản mà hiệu quả.

Vỏ bưởi chữa bệnh động kinh?

Vỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu có tính kháng ôxy hóa cao. Mặt khác, những hợp chất trong vỏ bưởi cũng giúp lợi tiểu. Do vậy, chúng ta đừng vứt vỏ bưởi mà để dành bào chế dầu theo cách thức vô cùng đơn giản.

Các hoạt chất (tinh dầu) có trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, làm giảm gan nhiễm mỡ. Cơm của quả bưởi có vị chua, tính lạnh, chữa chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, ngộ độc. Người ta còn dùng dịch quả bưởi làm thuốc khai vị và bổ giúp tiêu hóa, chống xuất huyết và làm mát cơ thể, giúp tinh thần thư thái. Gần đây có một số ý kiến vỏ bưởi có thể giảm béo là hoàn toàn có cơ sở.

Ngoài ra người ta còn sử dụng tinh dầu bưởi để massage: 

Dùng khoảng 3 trái bưởi, rửa sạch rồi cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt (không dùng nồi kim loại); đổ dầu ô liu vào ngập vỏ bưởi, đun nhẹ; khi dầu ấm thì đổ thêm nước sạch vào nửa nồi. Để lửa thật nhỏ từ 4-5 giờ, sau đó lọc bỏ xác. Phần dầu bưởi cho vào lọ thủy tinh đậy kín, đặt ở nơi khô mát. Dầu này có thể sử dụng dần trong 6 tháng, tác dụng dưỡng da, trị da khô và dùng để massage thư giãn.

- Nên bôi dầu vào vùng da bị khô, vùng da muốn dưỡng hoặc dùng để massage toàn thân. Vì trong vỏ bưởi đã sẵn tinh dầu nên có mùi hương dễ chịu, bạn không cần thêm loại tinh dầu nào khác để tạo hương.

Lưu ý: Phải chắc chắn rằng vỏ bưởi luôn sạch, không bị phun thuốc trừ sâu.

Vỏ bưởi trong Đông y

Tính vị, tác dụng: Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi; Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng. Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Ở Trung Quốc, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Cụ Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.

Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

Cách dùng: Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g. Dịch quả dùng uống trong, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn. 

Tuỳ theo tình hình cụ thể mà có thể sử dụng các bài gia giảm cho phù hợp: Như bài Bổ trung ích khí, Tứ quân bổ khí, Tứ vật bổ huyết, Bát vật, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang …

Nhìn chung sự vận dụng các bài thuốc phải theo từng trường hợp cụ thể không nên câu nệ và gia giảm cho phù hợp. Mục đích chủ yếu là chữa bệnh liên quan khác và thiết lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể, bồi dưỡng nâng cao thể lực từ đó củng cố tính ổn định của phương thuốc sắc uống, nâng cao hiệu quả trong điều trị.


Bàn luận

- Vỏ bưởi: là một vị thuốc đã được ghi trong cuốn " Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi. Trong đó có ghi rõ : Vỏ quả Bưởi có vị đắng cay, không độc hại, bài trừ và giảm thiểu được rất nhiều bệnh như thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. 

Như vậy đã lâu nhân dân ta đã sử dụng vỏ bưởi để chữa bệnh động kinh. Qua kinh nghiệm điều trị của gia đình thấy rằng đây là phương thuốc điều trị rất có hiệu quả.

Trong điều trị có một số trường hợp phải kết hợp với uống thuốc thang đặc biệt bởi vì: Nếu chỉ sử dụng sắc uống vỏ bưởi không thôi thì một số bệnh nặng khó khỏi, dễ bị tái phát. Nếu chỉ điều trị bằng thuốc thang đặc biệt không thôi thì thời gian điều trị kéo dài, tác dụng của thuốc khó tác dụng trực tiếp nên hiệu quả không cao. Như vậy kết hợp giữa dùng thuốc sắc với thuốc uống thang đặc biệt trong sẽ phát huy được những mặt mạnh của nhau và bổ sung những mặt yếu của nhau. Một mặt trực tiếp làm giảm tình trạng co giật, sủi bọt mép, một mặt làm nhiệm vụ cố thủ, giữ vững từ bên trong do vậy hiệu quả sẽ rất cao.

Trên đây là kinh nghiệm chữa bệnh của gia đình, đã chữa bệnh trong nhiều năm qua. Trong quá trình viết bài do trình độ có nhiều hạn chế rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý vị.

Theo Hội Đông y Bình Phước

Xem thêm:
THUỐC CHỮA BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ NHẤT?

BỆNH ĐỘNG KINH CHỮA SUỐT 10 NĂM KHÔNG KHỎI PHẢI LÀM SAO?

 

Viết bình luận của bạn:
zalo