Bạn có bất kỳ câu hỏi nào ? 093 666 5133 ungdungyhoc@gmail.com
23 JANUARY 2019

VÌ SAO LẠI MẮC BỆNH ĐỘNG KINH ?

Động kinh là một loại bệnh khá phổ biến với tỷ lệ trong dân chúng ở Việt Nam vào khoảng 0,33%. Bệnh này còn được gọi với các tên khác như kinh phong, phong sù, kinh giật… Biểu hiện bệnh khá phức tạp, từ những cơn co giật, mất ý thức đến những đợt rối loạn hành vi.
Nguyên nhân bệnh cũng khá đa dạng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu lúc còn trẻ dưới 20 tuổi (80% các trường hợp).

Một số nguyên nhân thường gặp 

Di chứng chấn thương sọ não: 

Sau chấn thương sọ não một số bệnh nhân có thể khởi phát cơn động kinh trong năm kế đó, một số ít trường hợp khởi phát muộn trong nhiều năm sau. Chấn thương gây trên não một vùng tổn thương, sau đó hóa sẹo và chính nơi này tạo thành một “ổ động kinh” thường xuyên phóng điện gây cơn động kinh. Vì vậy ta sẽ thấy ngoài số bệnh nhân có cơn co giật toàn thể thì cũng có những người chỉ có những cơn co giật chỉ ở một phần cơ thể do “ổ động kinh” nằm ở các vùng não khác nhau.

                                           https://lh4.googleusercontent.com/-i1QpekApNRs/VYrg_JsqjnI/AAAAAAAAA9k/7qrudTztYzE/s320/ChanThuongSoNaoNhe.jpg

Di chứng sang chấn sản khoa:
Sau những chuyển dạ có can thiệp như giác hút, forceps… hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu làm bé thiếu oxy não.
Nguy cơ ước tính khá cao khoảng 50% tuy nhiên đôi lúc khó xác định vì phần lớn chỉ căn cứ qua trí nhớ thân nhân và thường không để lại di chứng thần kinh (kể cả qua khám và làm xét nghiệm). Một số bệnh nhân thường là con đầu của gia đình.

Di chứng sau nhiễm trùng thần kinh trung ương:
Ở một số bệnh nhân động kinh khi hỏi lại quá trình bệnh ta có thể phát hiện bệnh nhân đã từng bị viêm não, viêm màng não. Có các trường hợp có bằng chứng rõ ràng như có điều trị và được bác sĩ thông báo, có giấy xuất viện… nhưng cũng có những trường hợp viêm não, viêm màng não không được phát hiện hoặc bệnh diễn biến nhẹ nên không đến cơ quan y tế. Những trường hợp này thường trong bệnh sử có những chi tiết mơ hồ gợi ý đến các bệnh nhiễm trùng não như sốt cao, co giật thoáng qua, hôn mê… và chúng thường xuất hiện trước 12 tuổi.

Di chứng tai biến mạch máu não (TBMMN): 
Thường gặp ở người lớn tuổi sau TBMMN, nguy cơ tới10-15%.

https://lh4.googleusercontent.com/-yCXGRSK6DrE/VY0G7mRsCGI/AAAAAAAAA5E/IJPJ9kKdJU0/s320/11647387_782992518482882_250863980_n.jpg

U não
Nguyên nhân hiếm ở động kinh trẻ em, người trẻ. Đối với động kinh khởi phát ở người lớn nó chiếm 10-15%.

Vấn đề di truyền
Yếu tố di truyền ước tính chiếm 40% các loại động kinh. Trong nhóm thân nhân người bệnh, tỷ lệ cùng bị động kinh lên tới 3,2% có nghĩa là gần gấp 3 lần dân số chung. Các trẻ em sinh đôi cùng trứng cũng có tỷ lệ cùng bị động kinh là 85% so với 27% các cặp sinh đôi khác trứng.

Động kinh có yếu tố di truyền thường xuất hiện sớm, chiếm 50% các loại động kinh ở trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi. 80% các loại động kinh di truyền thường khởi phát bệnh trước 20 tuổi.
Động kinh di truyền luôn biểu hiện bằng những cơn động kinh toàn thể. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là trong số thân nhân người bệnh bị động kinh, di chứng sau chấn thương cũng có tỷ lệ động kinh cao hơn so với dân số chung. Điều này có thể gợi ý cho ta nghĩ tới một cấu trúc não của người bệnh “nhạy cảm” hơn bình thường.
Ngoài ra trên thực tế còn có một số bệnh nhân ngoài bệnh lý động kinh còn có những tổn thương khác như bệnh xơ não củ Bourneville, bệnh da cơ thần kinh Recklinghausen.
Chứng co giật do sốt cao
Thường thấy ở trẻ dưới 4 tuổi do hệ thần kinh chưa ổn định.
Xảy ra sau sốt cao 390C trở lên.
Các cơn co giật kiểu cơn toàn thể: Mất ý thức, co cứng – co giật đồng bộ và đối xứng.

Chia nguyên nhân theo lứa tuổi
Nếu xét theo tuổi khởi bệnh thì ta có thể thấy mỗi một lứa tuổi có một số nguyên nhân thường gặp:
Từ mới sinh – 3 tháng: Bất thường thần kinh bẩm sinh, thiếu oxy não, sang chấn sản khoa, bị khối máu tụ ở não sau sinh, nhiễm trùng thần kinh trung ương.

Từ 3 tháng – 2 tuổi: Nhiễm trùng thần kinh trung ương, dị dạng mạch máu não, một số bệnh lý bẩm sinh thần kinh khởi phát muộn.

Từ 2-12 tuổi: Động kinh vô căn, nhiễm trùng thần kinh trung ương, di chứng chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não.

Từ tuổi thanh thiếu niên – 18 tuổi: Động kinh vô căn, di chứng chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não.

Người trưởng thành: Di chứng chấn thương sọ não, nghiện rượu, u não.

Từ 40-60 tuổi: Di chứng chấn thương sọ não, nghiện rượu, u não nguyên phát, tai biến mạch máu não.

Từ 60 trở lên: Tai biến mạch máu não, u não do di căn, sa sút tuổi già, rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc.

 

Bích Liên - Tổng hợp từ Internet

 

 
Bình luận:
binh-luan

Nguyễn Phương Lan

25/04/2019

Bệnh này mình thấy là nếu điều trị bằng tây y hợp thì trong một vài liệu trình có thể kiểm soát được cơn co giật và cắt cơn . Nếu thuốc tây y không điều trị khỏi và cắt cơn thì các cơn giật sẽ dần dần tăng theo thời gian ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân . Nhiều trường hợp thuốc tây y còn ảnh hưởng đến ý thức và phát triển của trẻ làm trẻ nóng tính và chậm phát triển trí não hơn trẻ thường . Về lâu dài điều trị đông y là hợp lý cho bệnh nhân . Bạn liên lạc với bác sĩ để được tư vấn xem sao . Mong con bạn sớm khỏi bệnh

binh-luan

Phan Van Chinh

24/04/2019

Con tôi mắc bệnh Động kinh từ lúc 3 tuổi đến nay 11 tuổi.Bệnh viện không chữa được. Làm ơn chỉ giúp thuốc chữa động kinh. Cám ơn nhiều.

Viết bình luận của bạn:
zalo