Lựa chọn thuốc tây chống động kinh cần phải tính đến độ an toàn của mỗi thuốc vì sự phản ứng với bất kỳ loại thuốc nào của mỗi bệnh nhân thì không tiên đoán được.
Mục đích của điều trị là kiểm soát được cơn động kinh và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. Điều này đặc biệt có ý nghĩ với bệnh nhân là trẻ em do ảnh hưởng của thuốc đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sử dụng đơn trị liệu và với liều thấp nhất có thể kiểm soát được cơn của bệnh động kinh sẽ không gây ra tác dụng phụ đáng kể ở khoảng 75% bệnh nhân trẻ em.
Mọi loại thuốc tây chống động kinh thường có một số tác dụng không mong muốn, đặc biệt khi bắt đầu điều trị hoặc sử dụng quá liều.
Tác dụng phụ cấp tính liên quan đến liều thường là triệu chứng não, xuất hiện một vài giờ sau uống thuốc do nồng độ đỉnh của thuốc quá cao và mất đi khi giảm liều.
Một số tác dụng không mong muốn thường gặp:
- Phenytoin gây phì đại lợi ở 20% bệnh nhân trẻ em; khi nồng độ trên 40µg/ml: rung giật nhãn cầu, mất điều hòa (ataxia), run, vận động chậm chạp, buồn ngủ ý thức mà mù mở, có thể hôn mê.
- Natri valproate quá liều có thể gây ra run ở khoảng 10% bệnh nhân; suy chức năng gan cấp, thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, có thương tổn thần kinh và điều trị kết hợp 2-3 thuốc chống động kinh.
- Hầu hết các thuốc tây chống động kinh có thể gây nên phản ứng dị ứng (mẩn da dị ứng) ở khoảng 5% bệnh nhân.
Phenytoin
- Quá trình sử dụng sử dụng thuốc tây chống động kinh có thể gây nên tác dụng không mong muốn về tâm thần:
+ Phenobarbital làm chậm ý tưởng vận động và độ tập trung, giảm khả năng nhận thức ở 50% bệnh nhân trẻ em dùng phenobarbital.
+ Phenytoin gây mệt mỏi, buồn ngủ.
+ Carbamazepine gây loạn giấc ngủ, dễ bùng nổ, giảm sút hoạt động trí tuệ.
+ Natri valproate làm bệnh nhân kém phản ứng, rối loạn tâm lý. Quá liều natri valproate có thể gây ra run ở khoảng 10% bệnh nhân nhưng hiếm khi phải ngừng thuốc.
- Khi thời gian sử dụng thuốc kéo dài, tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới hầu hết các hệ thống và thường khác nhau ở mỗi thuốc: giảm khả năng nhận thức (50% bệnh nhân trẻ em dùng phenobarbital ), viêm đa dây thần kinh. Phì đại lợi thấy ở 20% bệnh nhân trẻ em dùng phenytoin, thiêu máu giảm bạch cầu ở 10-20% bệnh nhân dùng carbamazepin. Giảm nồng độ thyroxin, tăng chuyển hóa cortisol và hormon giới tính, thưa xương do giảm hấp thụ vitamin D và calci.
Xem thêm:
THUỐC CHỮA BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ NHẤT?
THUỐC CHỮA BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ NHẤT?