Bạn có bất kỳ câu hỏi nào ? 093 666 5133 ungdungyhoc@gmail.com
24 JANUARY 2019

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SỸ ĐỐI VỚI TRẺ BỊ ĐỘNG KINH

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SỸ ĐỐI VỚI TRẺ BỊ ĐỘNG KINH

Động kinh là một tình trạng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra với bệnh cảnh rất phức tạp và đa dạng và có thể gặp ở mọi tuổi, mọi giới. Đây là căn bệnh chủ yếu do rối loạn đột ngột trong hoạt động của vỏ não, biểu hiện bằng các triệu chứng vận động, cảm giác hoặc hành vi… Sự ức chế hay hưng phấn quá mức là nguyên nhân thúc đẩy cơn động kinh tái phát

Báo Gia đình và xã hội cho biết, trên thế giới, tỷ lệ bệnh động kinh được thống kê có khoảng 0,5% dân số, thay đổi tùy theo từng quốc gia; từng vùng, từng dân tộc, như ở Pháp và ở Mỹ là khoảng 0,85%, ở Canada là 0,6%, ở nước ta khoảng 0,5 - 2% dân số trong đó có đến 60% số bệnh nhân là trẻ em.

Tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm gây tử vong, nhưng theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, khi người bệnh lên cơn co giật, mất ý thức mà không có ai ở bên cạnh thì rất có thể sẽ dẫn đến những tai nạn thương tâm như: cắn phải lưỡi, viêm phổi do hít phải dãi hay chất nôn ói; gãy xương do chấn thương; tổn thương não do cơn kéo dài làm não thiếu oxy, thậm chí ngừng thở do tắc nghẽn đường thở dẫn đến tử vong...

Chính vì vậy, việc chăm sóc trẻ động kinh đúng cách là một vấn đề quan trọng cần được lưu tâm.

http://lh4.googleusercontent.com/-RIOsKKdQg3I/VaIyofck_NI/AAAAAAAABEU/EBfQHNil0QY/s320/Chung-tu-ky-21.jpg

Lời khuyên của bác sỹ

Các bà mẹ, nhất là bà mẹ trẻ thường rất lúng túng khi trẻ đột nhiên bị ngã lăn ra bất tỉnh, co giật toàn thân, sùi bọt mép, tiểu ra quần mà không biết...

Chia sẻ trên báo Người lao động, tiến sĩ Võ Công Đồng, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, việc xử lý ban đầu rất quan trọng đối với các trường hợp nói trên. Ngoài việc hạ sốt cho bệnh nhân, người chăm sóc trẻ cần lưu ý:

- Xử lý cơn co giật bằng việc giữ trẻ trong tư thế an toàn, phòng tai nạn trong quá trình co giật.

- Tránh việc đè lên chân tay trẻ để ngăn các cử động co giật, đổ nước sả vào miệng, cạo gió, giật tóc mai, ôm trẻ vào lòng, thổi hơi vào miệng...

- Không vắt chanh vào miệng trẻ hoặc cho vào miệng trẻ bất cứ thứ gì khi trẻ đang co giật, kể cả thuốc hoặc các loại nước. Sai lầm này có thể khiến bệnh nhân bị ngạt, thiếu ôxy não và tử vong.

- Để trẻ nằm ở tư thế hồi phục khi cơn co giật ngừng, tiếp tục theo dõi kỹ và sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Viết bình luận của bạn:
zalo