Bạn có bất kỳ câu hỏi nào ? 093 666 5133 ungdungyhoc@gmail.com
13 MARCH 2025

GIẢI PHÁP VÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Như chúng ta đã biết, bệnh động kinh đã và đang là một căn bệnh xuất hiện ngày một nhiều trên thế giới trong thời gian gần đây. Đặc biệt, ở Việt Nam khi các số liệu thống kê cho thấy rằng, tỷ lệ người mắc động kinh đã tăng lên gấp rất nhiều lần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như nhiều nỗi lo cho mọi người, mọi gia đình chúng ta.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh động kinh và các giải pháp đem lại hiệu quả trong điều trị căn bệnh này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin sâu rộng và hữu ích từ chia sẻ của Lương y, BS Đồng Mạnh Thắng - người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, ứng dụng điều trị bệnh động kinh.

Bệnh động kinh là một rối loạn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Một số người bị động kinh chỉ đơn giản là nhìn ngây người trong vài giây trong quá trình lên cơn, trong khi những người khác đã chính thức co giật.

Ngay cả động kinh nhẹ có thể yêu cầu điều trị, bởi vì có thể nguy hiểm trong các hoạt động như lái xe hoặc bơi lội. Điều trị thường bao gồm thuốc và đôi khi phẫu thuật, thường là loại bỏ hoặc làm giảm tần suất và cường độ của các cơn động kinh. Nhiều trẻ em bị bệnh động kinh thậm chí các vấn đề cao hơn theo tuổi tác.

1. Nguyên nhân gây nên bệnh động kinh

Về nguyên nhân, có thể liệt kê ra một số yếu tố chính như: yếu tố di truyền gen, công việc, sinh hoạt, các bệnh lý liên quan đến não bộ,… Mỗi một nguyên nhân lại được cấu thành tình trạng và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến từng bệnh nhân, do đó cũng cần nắm bắt rõ nguyên nhân ban đầu để có hướng xác định và chẩn đoán đúng đắn. 

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh

Trên lâm sàng, thường gặp 3 loại bệnh động kinh sau:

Cơn động kinh toàn thể (Cơn lớn)

Vài giờ hoặc vài ngày trước đã có 1 số dấu hiệu như cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính tình thay đổi, trầm cảm, run,... Ngay trước khi bắt đầu lên cơn, có 1 số dấu hiệu báo trước như chớp mắt nhiều, nghiến răng hoặc cảm giác như kiến bò, cảm giác phỏng, cảm giác như có gió thổi qua người, hoặc hoa mắt, mắt nổi đom đóm, tai ù, tai nghe tiếng chuống, mũi ngửi mùi khét, lưỡi có vị khó chịu, hắt hơi, hồi hộp, ngực đau tức, muốn ói, ói hoặc lo lắng, giận dữ, mơ mộng,...

Cơn động kinh nhỏ

Thường là loại bệnh động kinh vô căn, hay gặp ở trẻ nhỏ. Đặc điểm là có những cơn vắng, những cơn co giật hoặc những cơn vô lực. Thời gian mỗi cơn không quá 30 giây nhưng xảy ra nhiều lần trong ngày. 

Cơn động kinh cục bộ

Không có bệnh động kinh toàn thân mà chỉ có co giật, thường bắt đầu ở ngón tay cái, ngón chân cái rồi lan rộng thêm đến các vùng xung quanh. Thường ý thức vẫn còn, thời gian cơn ngắn chỉ vài phút. 

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp phải những triệu chứng khá phức tạp/đặc thù không thể hiện rõ theo như những loại đã nêu. Với những thể bệnh này cần phải dựa vào thăm khám cụ thể, yếu tố chuyên môn cao cùng kinh nghiệm sâu rộng của thầy thuốc mới có thể xác định đúng được tình trạng, đồng thời đưa ra phương án nhận định điều trị tối ưu và hiệu quả.

3. Hệ luỵ từ bệnh động kinh có thể gây ra

Bệnh động kinh không chỉ tác động lên toàn cơ thể mà còn tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đối với hệ thần kinh, đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương. Hệ thống này có trách nhiệm gửi và nhận các thông điệp dạng xung điện giữa não với tủy sống để điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của cơ thể.

- Khi gián đoạn trong quá trình này, như trong trường hợp của bệnh động kinh, sẽ tạo ra một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh

- Hệ thống thần kinh tự chủ thường chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cơn co giật. Điều này có thể dẫn đến những biến đổi đáng kể trong các chức năng cơ bản như nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa. Trong những khoảnh khắc cơn co giật xảy ra, hệ thống này thường truyền đi các tín hiệu không đồng đều, dẫn đến những biến đổi đột ngột và không kiểm soát.

- Mất ý thức trong thời gian cơn co giật là một trong những hiện tượng rõ ràng nhất, gây ra sự lo lắng không chỉ cho người bệnh mà còn cho những người xung quanh,…

4. Phương pháp điều trị bệnh động kinh

Về điều trị bệnh động kinh, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh. Có thể chia ra làm 4 nhóm lớn là: điều trị bằng các thực phẩm chức năng; bằng Tây y; bằng Đông y; bằng Đông - Tây y kết hợp.

Điều trị bằng thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khoẻ:

Thông thường thì người bệnh hay tự tìm đến các sản phẩm “thuốc” này đầu tiên. Bởi vì các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh hiện nay được quảng bá rất rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí, mạng…). Do bệnh liên quan đến não nên đôi lúc cũng làm người bệnh có tâm lý e ngại không đi khám chữa bệnh mà mọi người thường nghe quảng cáo và ra các hiệu thuốc tự tìm mua thuốc về uống.

Tác dụng chính của các thực phẩm chức năng này là hỗ trợ điều trị các cơn động kinh, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, còn hiệu quả thực tế thì ít khi đảm bảo tốt tác dụng.

Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y:

Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y được chia là 2 nhóm: điều trị nội khoa và phẫu thuật động kinh.

- Điều trị nội khoa: các thuốc được sử dụng để điều trị là thuốc uống. Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, chống co giật, giảm căng thằng, kích động, lo âu, kháng viêm, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt lên cơn co cơ, co giật, sủi bọt mép cấp tính, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.

- Phẫu thuật động kinh: bao gồm các phương pháp: loại bỏ một phần của não bộ, làm vết mổ để khống chế một phần của não bộ, cắt đứt kết nối giữa các bán cầu, loại bỏ một nửa não,... 

Điểm hạn chế của Tây y là điều trị triệu chứng, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, gây ra nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân bị đau, trí nhớ giảm, tăng số lượng các cơn động kinh,... Việc phẫu thuật điều trị động kinh phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: nhìn đôi, tê liệt một phần cơ thể, nhìn hình ảnh không rõ,...

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y:

Bệnh động kinh đã được ông cha ta điều trị hiệu quả ứng dụng các bài thuốc cổ phương của Đông y. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh động kinh như ngũ sinh hoàn, tả thanh hoàn, thanh nhiệt trấn kinh thang gia giảm, đương quy long hội đoàn,…

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau,… Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông - Tây y kết hợp:

Phương pháp Đông - Tây y kết hợp là kết hợp giữa Đông y và Tây y trong điều trị bệnh động kinh. Dùng Tây y điều trị trong giai đoạn đầu và dùng Đông y trong giai đoạn sau.

Thông thường do tâm lý e ngại của bệnh nhân, thường hay giấu bệnh hay do chủ quan coi thường bệnh nên không đi khám và điều trị động kinh sớm. Và thường khi bệnh trở lên nặng, gây khó khăn trong sinh hoạt hay do bệnh biến chứng mới đi khám và điều trị.

Với người mới bị động kinh và bệnh nhân động kinh liên tục thì được khuyến nghị nên dùng y học cổ truyền (Đông y hay thuốc Nam) để điều trị, do tính hiệu quả và chi phí thấp. Còn với những bệnh nhân bị động kinh nặng hoặc bị biến chứng  thì nên áp dụng phương pháp Đông - Tây y kết hợp: phẫu thuật động kinh sau đó dùng Đông y điều trị.

Lương y – BS Đồng Mạnh Thắng cũng nhận định rằng, đối với bệnh động kinh theo lý luận trong Y học cổ truyền khi can khí uất, tâm tỳ suy yếu, người mắc bệnh sẽ có tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, chán nản gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, để xử lý được tình trạng bệnh khuyến nghị nên điều trị theo phương pháp Đông y với những bài thuốc có thành phần từ thảo dược tự nhiên, ít gây tác dụng phụ, an toàn và đảm bảo hiệu quả điều trị từ phần gốc rễ căn nguyên, từ đó giảm thiểu tối đa những triệu chứng, dấu hiệu bệnh, đồng thời sớm đẩy lùi được bệnh, góp phần làm cho sức khỏe, thể trạng được cải thiện tốt.

Nỗi niềm của người thầy thuốc

Là một nguời hoạt động trong lĩnh vực YHCT với trên 30 NĂM KINH NGHIỆM thăm khám và điều trị bệnh, bản thân Lương y – BS Đồng Mạnh Thắng vẫn luôn trăn trở với những nỗi đau mà người bệnh gặp phải. Khi nghiên cứu thực tế, nhận thấy rằng có lẽ việc điều trị theo Đông y góp phần đem lại hiệu quả và ổn định lâu dài hơn so với những phương pháp khác. Đây không chỉ là những chiêm nghiệm từ việc tiếp xúc với đông đảo bệnh nhân chia sẻ mà còn là quá trình nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả bài thuốc sau khi được truyền lại của cha ông.

Trong quá trình nghiên cứu Lương y - BS Đồng Mạnh Thắng cũng gặp không ít khó khăn. Công thức từ bài thuốc cổ xưa do tổ tiên truyền lại đã quá lâu nên không phù hợp hoàn toàn với cơ địa của người Việt hiện đại ngày nay. Đặc biệt, bệnh lý động kinh có một đặc điểm là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già, từ thanh niên khoẻ mạnh đến phụ nữ mang thai. Thế nên làm thế nào để nghiên cứu ra một bài thuốc phù hợp với tất cả đối tượng là một điều rất khó. 

Nhưng bằng tình yêu nghề và cái tâm của người thầy thuốc với nỗi trăn trở chữa được bệnh để cứu nhiều người, lương y - bác sĩ Đồng Mạnh Thắng với kiến thức kinh nghiệm và những y lý về YHCT đã TÌM RA CÔNG THỨC thể chữa dứt điểm bệnh động kinh.  

Trong đó, bài thuốc sẽ được chia thành 2 bài thuốc chủ đạo là bài thuốc dạng viên nén có thể uống trực tiếp và bài thuốc thang dạng đun sắc”. 

Thành phần và công dụng của mỗi bài thuốc như sau: 

- Bài thuốc dược liệu dạng viên nén 

+ Thành phần: Câu đằng, Thiên ma, Thương nhi tử, Cúc hoa, Tang bạch bì, Hoàng bá, Sinh địa, Tỳ giải và một số thảo dược quý khác. 

+ Công dụng: Mát gan, thanh nhiệt, giải độc, kiểm soát trị các triệu chứng lên cơ co cứng - co giật, sùi bọt mép, hôn mê, co run chân tay. 

+ Cách dùng: Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng và lứa tuổi mỗi bệnh nhân sẽ có chỉ định sử dụng phù hợp.

- Bài thuốc dược liệu dạng thang đun sắc

+ Thành phần: Thổ phục linh, Bạch tiễn bì, Sinh địa, Dâu tằm, Kim ngân hoa và một số dược liệu khác. 

+ Cách dùng: Một thang uống 3-5 ngày. Mỗi ngày dùng thang theo tỷ lệ được chỉ định cho vào ấm với khoảng 1-1,5l lít nước đun sôi khoảng 20 - 25 phút. Chắt ra uống đều đặn hàng ngày. Phần còn lại sắc cho ngày tiếp theo. 

+ Công dụng: Điều trị các triệu chứng của bệnh động kinh, tăng cường khả năng thải độc của gan, thận, phục hồi sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh về thần kinh. 

Về hiệu quả sử dụng của bài thuốc: tuỳ theo tình trạng và mức độ của mỗi bệnh nhân sẽ có hiệu quả khác nhau theo từng giai đoạn, nhưng thông thường:

+ Sau khoảng 3-4 tháng: Cải thiện thể trạng, sức đề kháng, thải độc mát gan, thận, giảm dần các triệu chứng của bệnh.

+ Sau khoảng 5-8 tháng: Cải thiện mức độ, thời gian phát bệnh, hạn chế tối đa tình trạng co giật, sùi bọt mép và các triệu chứng đi kèm, ý thức minh mẫn và duy trì sự ổn định lâu dài.

Không những vậy, khi điều trị bệnh nhân cần áp dụng và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học như:

- Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, không uống cà phê.

- Ăn nhiều rau và hoa quả, không ăn nhiều đạm quá.

- Sáng ngủ dậy uống một cốc nước ấm khoảng 200ml, và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Hạn chế làm công việc căng thẳng, stress, giữ cho tinh thần luôn thỏa mái.

- Tập thể dục ngoài trời, với các tư thế nhẹ nhàng giúp cho tinh thần sảng khoái, tránh stress trong công việc. Tinh thần cũng rất quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh.

- Buổi tối đi ngủ sớm, không thức khuya, không xem những chương trình nhạy cảm với ánh sáng trên tivi,...

Đối với bài thuốc chữa động kinh của Lương y - BS Đồng Mạnh Thắng, mỗi người bệnh sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng sẽ được chẩn đoán, tư vấn và lên phác đồ điều trị chuyên biệt. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe khác nhau, bác sĩ sẽ phối thuốc phù hợp và đảm bảo được cải thiện tối ưu. Việc CÁ NHÂN HOÁ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ bệnh sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị bệnh ổn định nhất. 

Bệnh động kinh là căn bệnh không dễ chữa nếu người bệnh chủ quan, chưa hiểu đúng và tìm đúng cách điều trị, Nếu để lâu dài bệnh sẽ ngày càng diễn tiến xấu, làm tổn hại đến cả vật chất và tinh thần, nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và tính mạng của người bệnh. Ngay khi có dấu hiệu hoặc phát hiện ra mình bị bệnh, quý người bệnh có thể liên hệ đến Lương y - BS Đồng Mạnh Thắng để được tư vấn, giải đáp và điều trị kịp thời. 

  • Điện thoại: 0936665133
  • Địa chỉ: 252 Phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Bình luận (450):

Viết bình luận của bạn:
zalo