Cần phải chú trọng kết hợp vai trò thầy thuốc, gia đình và xã hội đối với trẻ em bị bệnh động kinh trong điều trị, tâm lý xã hội, chăm sóc và quản lý bệnh nhân.
Vai trò của thầy thuốc thể hiện trong điều trị, áp dụng một cách hợp lý, phương thức điều trị, tâm lý, lựa chọn các thuốc điều trị căn cứ vào thể loại động kinh, theo dõi điều trị trên lâm sàng, EEG để đánh giá hiệu lực của điều trị đối với tần số cơn động kinh, tác dụng thứ phát của thuốc và ảnh hưởng của điều trị đối với tác phong và trí não của bệnh nhi.
Cần có sự chăm sóc trẻ thật chu đáo
Trẻ bị động kinh vẫn có thể tham gia sinh hoạt tập thể với điều kiện phải theo dõi dùng thuốc đều đặn và phân công người kèm cặp giúp đỡ khi lên cơn.
Trường hợp trẻ em bị benh dong kinh đơn thuần không kèm theo triệu chứng thần kinh hoặc tâm thần phải được theo học bình thường nhưng cần có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình, thầy cô giáo, thầy thuốc học đường, thầy thuốc chuyên khoa và bạn bè.
Trường hợp trẻ em bị động kinh trầm trọng cần có sự chăm sóc về điều trị, tâm lý, học tập đặc biệt tại một cơ sở chuyên khoa.