Bạn có bất kỳ câu hỏi nào ? 093 666 5133 ungdungyhoc@gmail.com
05 MARCH 2020

CẦN TUÂN THỦ CHỈ ĐỊNH CỦA THẦY THUỐC KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Động kinh là một chứng bệnh của hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh hệ như: Co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ... Cơn động kinh tự bộc phát, bệnh nhân khó kiểm soát hay biết trước được.

Để điều trị động kinh ngoài điều trị tại viện (tùy từng trường hợp) bác sĩ sẽ kê đơn cho dùng thuốc ngoại trú tại nhà và tái khám theo hẹn của bác sĩ. Các thuốc chống động kinh gồm nhiều loại như: Loại có tác dụng đối với mọi thể động kinh (benzodiazepine, diazepam, acid valproic…), thuốc điều trị các cơn động kinh, trừ thể vắng ý thức điển hình (phenobarbitan, gardenal, carbamazepin), các thuốc điều trị một vài thể loại động kinh (suxinimid, oxazolidin..). Dùng thuốc nào, liều lượng ra sao cần do bác sĩ chỉ định và cân nhắc trên từng người bệnh cụ thể. Tuy nhiên để dùng thuốc điều trị bệnh có hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý:

Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi

Thuốc chống động kinh là phương thức duy nhất để bảo vệ bệnh nhân khỏi có cơn động kinh, đặc biệt ở nhũ nhi điều trị chống động kinh nhiều khi là một yêu cầu cấp cứu, dự phòng các nguy cơ di chứng do động kinh gây ra.

Dùng thuốc phải đảm bảo đều đặn, thường xuyên, hàng ngày và lâu dài. Bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột.

Thuốc nào cũng có một số tác dụng phụ thứ phát, dùng không cẩn thận có thể xảy ra biến chứng và tai biến. Thầy thuốc điều trị là người quyết định liều lượng thuốc cũng như chịu trách nhiệm theo dõi trong suốt quá trình dùng thuốc; Người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc trong quá trình điều trị bệnh như cần theo dõi diến biến lâm sàng của bệnh và các biểu hiện thứ phát (tác dụng không mong muốn) của thuốc để kịp thời thông báo cho thầy thuốc điều trị biết nhằm điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với bệnh trạng của bệnh nhân hoặc thay thuốc khi cần thiết.

Tùy theo từng trường hợp, ngoài thuốc bệnh nhân phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, giải trí thích hợp.

Động kinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài và có thể mạn tính tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đặc biệt là các tổn thương ở não hoặc là một ổ động kinh hoặc là do ngưỡng co giật ở não bị hạ thấp. Vì vậy theo cổ điển cần phải điều trị động kinh một cách lâu dài và kiên trì. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, hoàn cảnh cho phép đặt vấn đề ngừng điều trị động kinh khi: Chưa có chẩn đoán chắc chắn là động kinh thì có thể cẩn thận giảm liều dần rồi đi đến cắt bỏ thuốc chống động kinh đồng thời cảnh giác có thể xảy ra trạng thái động kinh; Một số thể lâm sàng có thể ngừng điều trị như động kinh có cơn kịch phát ở vùng đỉnh, động kinh cơn nhỏ ở trẻ em, động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở trẻ em (chỉ xảy ra 2-3 lần trong năm), động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở tuổi thiếu niên, động kinh sau chấn thương không tiến triển và không nặng lắm...

Việc ngừng điều trị này phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết định. Tiến hành ngừng điều trị bằng cách giảm dần liều điều trị trong thời gian kéo dài hàng tháng, mặt khác tiếp tục theo dõi điện não đồ và nội khoa nói chung.

Bình luận:
binh-luan

Lưu Thị Hiền Lương

20/02/2021

Thân Chào Cử nam thiên Như mình được biết thì dấu hiệu như bạn bảo là bệnh động kinh đó. Bệnh này nếu xuất hiện 2 cơn giật liên tiếp trong 2 năm kết hợp với điện não đồ có sóng là có thể kết luận bệnh động kinh đó. Chị tốt nhất đưa bé đi khám hoặc gọi cho bác sĩ tư vấn xem thêm sao chị ạ.

binh-luan

Cử nam thiên

17/02/2021

Thưa bác sĩ,con của em có biểu hiện động kinh nhưng không liên tục,đến nay con 3 tuổi rưỡi rồi và con đã bị co giật,sùy bọt mép, mắt trợn ngược,tay chân co quắp, đến nay con đã bị như thế 6 lần, không biết em phải điều trị thế nào vậy ạ

Viết bình luận của bạn:
zalo