Bạn có bất kỳ câu hỏi nào ? 093 666 5133 ungdungyhoc@gmail.com
23 JANUARY 2019

CÁC THỂ ĐỘNG KINH LÀNH TÍNH Ở TRẺ NHỎ

Chúng ta phát hiện bệnh động kinh qua các triệu chứng thường gặp của nó. Đối với trẻ em thì có ba loại triệu chứng căn bản nhất được phân loại như sau :

A. Động kinh toàn bộ tự phát là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh là những cơn co cứng - co giật, cơn vắng ý thức hoặc cơn giật cơ xảy ra lúc thức.
Các cơn này xuất hiện đột ngột, ngắn, cơn sau giống cơn trước và lặp lại nhiều lần, tuy nhiên ngoài cơn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Nhìn chung, động kinh toàn bộ tự phát ở trẻ nhỏ đa phần lành tính, tiên lượng tốt.

https://lh4.googleusercontent.com/-wPv6J1Qc5Fo/VY4CEi-XBwI/AAAAAAAAA50/YOJi1yuwy20/s320/519Moi-nguoi-co-10-nguy-co-bi-dong-kinh.jpg

Co giật sơ sinh lành tính, vô căn 

Xuất hiện trong vòng 7 ngày đầu sau sinh, đỉnh cao là vào ngày tuổi thứ 5 ở trẻ ra đời bình thường: Sinh đủ tháng, cân nặng bình thường, không bị ngạt và không bị chấn thương sản khoa. Thể bệnh này thường hay gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái. Bệnh biểu hiện bằng những cơn giật cơ, khởi đầu là giật cục bộ ở một bên cơ thể, sau đó có xu hướng lan tỏa sang bên đối diện nhưng rất ít khi chuyển thành toàn bộ hóa.

Các cơn giật này chỉ ngắn từ 1-3 phút, có thể kèm theo ngừng thở; Một số ít trường hợp có các cơn động kinh liên tục, thời gian từ 1-20 giờ, thậm chí là 3 ngày. Khám thần kinh cho trẻ giữa các cơn giật hoặc trước khi có động kinh liên tục thấy bình thường; Tuy nhiên sau cơn động kinh, trẻ có thể ngủ gà, giảm trương lực cơ kéo dài đến vài ngày sau. Nếu làm điện não đồ giữa các cơn, đa số có hình ảnh sóng theta nhọn xen kẽ. Tiến triển của thể động kinh này tương đối tốt, rất ít hoặc không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần vận động và cũng không trở thành động kinh sau này.

Co giật sơ sinh có tính chất gia đình lành tính

Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc 3 (có thể muộn hơn vào ngày thứ 21 hoặc 1 tháng sau sinh) ở trẻ ra đời bình thường và tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cũng nhiều hơn bé gái. Triệu chứng chính của bệnh là các cơn giật cơ, cơn ngưng thở hoặc cơn co cứng - co giật, diễn ra chỉ trong 1-2 phút, cơn có thể tái phát tới ngày thứ 7 hoặc trong vài tuần tiếp theo; Khám thần kinh ngoài cơn bình thường và làm điện não không thấy bất thường.

Chứng co giật loại này có tiền sử gia đình liên quan đến gen di truyền nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 20. Tiến triển của bệnh đáp ứng tốt với điều trị, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí - vận động của trẻ; Tuy nhiên 10-15% trẻ vẫn có thể bị động kinh thứ phát hoặc bị sốt cao co giật sau này.

 

https://lh4.googleusercontent.com/-uEmlRw0TFwo/VY4NDiCDc-I/AAAAAAAAA6E/j2wCjNixtN4/s320/cham-soc-tre-bi-benh-dong-kinh-dung-cach-suckhoenhi-75152-1936.jpg

B. Động kinh giật cơ lành tính ở trẻ bú mẹ

Gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, thường thấy ở trẻ trai hơn trẻ gái. Các cơn động kinh dưới dạng cơn giật cơ toàn bộ ngắn, cường độ nhẹ ở mặt, thân và các chi nhưng trẻ vẫn tỉnh táo. Một ngày trẻ có thể bị hàng chục cơn nhưng chỉ xảy ra lẻ tẻ chứ không đồng loạt và cơn sẽ mất đi khi trẻ ngủ say. Khám thần kinh cho trẻ ngoài cơn thấy bình thường, kết quả điện não cho thấy các đợt nhọn sóng nhanh toàn thể. Tiến triển của bệnh tốt, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí và vận động. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị động kinh cơn lớn lúc trưởng thành.

C. Động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ nhỏ 

Có thể bắt đầu từ lúc 3 tuổi, đỉnh cao là 6-7 tuổi, thường gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai. Cơn động kinh khởi đầu và kết thúc đột ngột làm trẻ ngừng mọi hoạt động và gián đoạn tiếp xúc với người xung quanh; Ví dụ như trẻ đang nói tự nhiên ngưng lời, đang chơi đùa tự nhiên đứng sững lại và đánh rơi đồ chơi, hoặc đang ăn thì ngừng nhai, mặt “ngây” ra, gọi hỏi trẻ không biết. Các cơn này chỉ kéo dài 10-15 giây, mỗi ngày trẻ có thể bị lên cơn từ 10-200 lần nhưng không biết mình đã lên cơn. 

Lưu ý: Ở trẻ nhỏ, cơn động kinh loại này rất khó nhận biết nếu không quan sát kỹ. Khám thần kinh ngoài cơn ghi nhận trẻ hoàn toàn bình thường, làm điện não thấy trên nền hoạt động điện bình thường có hình ảnh phức hợp nhọn sóng tần số 3Hz, đối xứng đồng thì, lan tỏa hai bán cầu. Tiến triển của thể động kinh này cũng đa dạng, tuy cơn đáp ứng tốt với điều trị và bệnh nhi có thể hết cơn trước 15 tuổi, nhưng 40% các trường hợp trẻ sẽ bị động kinh cơn lớn lúc 10-15 tuổi, thậm chí đến lúc 20-30 tuổi mới bị.

BS. Lương Minh Trung
(Theo Sức khỏe đời sống)

 

Tham khảo các bài viết khác:

Cách điều trị bệnh động kinh như thế nào ?

 

Bình luận:
binh-luan

Trần Công tốt

18/09/2022

Bs cho em hỏi con này được e 4 tuổi . Bé mới có hiện tượng giật nháy mắt liên tục trong 1 tuần thì hết được hai ba hôm thì chuyển qua giật cơ cổ bên vai trái . Tình trạng vậy có phải liên quan đến động kinh không ạh . (Lúc nhỏ cháu bị sốt co giật 2 lần ạh ) . Cảm ơn bs ạh .

binh-luan

H Uân

21/08/2022

Chào bác sĩ , bé gái nhà e đc 23thang tuoiir vào đúng 12h30' bé đg đứng chới bình thường r tự nhiên bị té chúi đầu về phía trước r có dật mắt trợn tròng, k sủi bọt mép , cho e hỏi bé nhà e bị s ạ?? Cảm ơn bác sĩ ạ

binh-luan

Nguyễn thế trường

06/02/2022

Chào bs em có con trai năm này cháu 9 tuổi khoảng hơn 1tuân nay khi cháu đi ngủ, ngủ được khoảng 30phút cháu co giật nhẹ mồm chảy dãi khoảng 1phút gọi cháu dậy cháu ú ớ một lúc rồi mới nói tròn tiếng đc. Xin hỏi bs đấy có phải là động kinh không ạ?

binh-luan

Bùi Văn Tín

02/07/2021

Chào bs. Con em(gái) được 7 tuổi 4tháng, khi sinh bé chẩn đoán nang màng nhện thái dương trái, hiện tại chậm vận động đi, đứng, nói... Thỉnh thoảng bé có cơn động kinh khi mất ngủ thời gian thường khuya, biểu hiện mắt nháy nháy liên tục, tay run, giật co cứng, cơn biểu hiện khoảng 2-3 phút rồi bé ngủ thiếp xin bác sỹ cho hướng xử trí nhằm hạn chế cơn động kinh này. Cám ơn

binh-luan

tô Văn Thắng

18/06/2021

em có cháu trai 5 tuổi lúc 2tuoi cháu co giật nhẹ đi khám và điều trị khỏi rồi đến giờ chau 5 tuổi hình như lại bị lại bác sỹ cho toi hỏi cháu có sao ko a

binh-luan

Triệu Thị My

19/05/2021

Em chào chị Vũ Thị Liên Như những dấu hiệu chị nói khả năng cao là động kinh đó chị. Chị cho cháu đến viện để bác sĩ làm các xét nhiệm để chuẩn đoán chính xác hơn chị nhé.

binh-luan

Vũ Thị Liên

18/05/2021

Chào bs em có con trai năm này cháu 9 tuổi khoảng hơn 1tuân nay khi cháu đi ngủ, ngủ được khoảng 30phút cháu co giật nhẹ mồm chảy dãi khoảng 1phút gọi cháu dậy cháu ú ớ một lúc rồi mới nói tròn tiếng đc. Xin hỏi bs đấy có phải là động kinh không ạ?

binh-luan

Lê Lan

28/12/2020

Chào chị Thu Theo em thấy bệnh nhân bị sốt co giật nên để ý hạ sốt nhanh cho bé. Nhiều trường hợp sốt co giật biến chứng sang động kinh đó chị. Còn bé nhà trị có một cơn giật vậy chị không nên quá lo lắng, nên theo dõi tiếp khi bé không sốt có dấu hiệu gì không ? Để có hướng điều trị thích hợp.

binh-luan

Đặng thuý thu

24/12/2020

Cu nhà e lúc 2tuoi dang ngủ nghe chuông báo thức xong giật mình kêu bị co giật tím tái mặt mũi lên viện khám chụp não đồ k bị làm sao dúng 1lan giật lúc đấy bây giờ cháu 4tuoi rưỡi rồi hom trc cháu bị sốt e cho uống thuốc ha sốt profen 4tieng

binh-luan

Hồ Tuấn

07/08/2020

Cu nhà e đc 8 tháng. Lúc 6 tháng cháu bị sốt cao và bị co giật, đến 5 tuần sau ko sốt nhưng bị có giật mắt ngược môi tím trong hơn 1 phút .cho đi khám viện nhi bác sĩ bảo men gần hơi cao trong mức trung bình và thiếu canxi, điện não đồ bt. Nhưng lần nay cháu lại bị co giật khi ko sốt, có giật kéo dài tầm 1 phút. Nên làm thế nào đểaj và có chữa khỏi chứng này ko ah

Viết bình luận của bạn:
zalo