CÁC DỊ TẬT CỦA THAI DO MẸ DÙNG THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH LÀ GÌ?
Ngày nay, tỉ lệ phụ nữ có thai bị động kinh sinh con có dị tật ngày càng cao, Vì các lý do:
- Phơi nhiễm thai với thuốc chống động kinh từ trong tử cung.
- Người mẹ bị động kinh lên cơn co giật vào lúc mang thai.
- Dạng cơn động kinh ở người mẹ.
- Tiềm tàng yếu tố di truyền.
- Tình trạng kinh tế xã hội thấp.
Sự lo lắng của các bà mẹ đang mang bầu |
Khi sử dụng thuốc chống động kinh có thể gây một số dị tật như sau:
- Valproate: nguy cơ thai bị dị tật ống thần kinh, dị tật khung xương.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật và trên người thấy:
+ Chế độ ăn ít folat đi kèm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt dị tật ống thần kinh.
+ Thêm acid folic trong thời kỳ mang thai làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
=> Vì vậy khuyên dùng acid folic 0,4mg/ngày đối với thai phụ nói chung. Acid folic 4g/ngày cho thai phụ bị động kinh hoặc đã có tiền sử đẻ con bị dị tật ống thần kinh hoặc đã có người thân trong gia đình bị dị tật này.
- Phenytoin bà Phenobarbital: dị tật ngón, dị tật vùng miệng mắt, tim bẩm sinh.
- Carbamazepine: dị tật tim bẩm sinh.
- Phenobarbita, Primidon: chậm phát triển.
Tóm lại, những bà mẹ điều trị bằng nhiều thuốc kháng động kinh có nguy cơ cao đẻ con bị dị tật, nguy cơ này giảm khi chuyển tù đa trị liệu sang đơn trị liệu.