Bạn có bất kỳ câu hỏi nào ? 093 666 5133 ungdungyhoc@gmail.com
24 JANUARY 2019

BỊ BỆNH ĐỘNG KINH CÓ NÊN LẬP GIA ĐÌNH VÀ SINH CON?

BỊ BỆNH ĐỘNG KINH CÓ NÊN LẬP GIA ĐÌNH VÀ SINH CON?

Bạn Hương Ly thắc mắc: "Em bị mắc chứng bệnh động kinh năm 19 tuổi và đã uống thuốc 10 năm nay, liệu em có thể lấy chồng và sinh con được không?. Xung quanh vấn đề này Bác sĩ Mạnh Thắng – Nguyên Trưởng khoa hệ thần kinh Bệnh viện Y học cổ truyền có một số lời khuyên như sau

Những nguy cơ có thể xẩy ra khi mang thai

Theo bác sĩ Mạnh Thắng, phụ nữ bị bệnh động kinh có thể lấy chồng nhưng việc sinh con thì cần phải cân nhắc một số vấn đề sau.

Trong quá trình mang thai, các thai phụ vẫn phải thường xuyên duy trì uống thuốc kháng động kinh là một điều kiện bất lợi. Nếu không kiểm soát được bệnh phụ nữ lên cơn co giật sẽ nguy hiểm cho thai nhi, dễ có nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu. Thuốc kháng động kinh cũng ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ khuyết tật ngón tay, ngón chân, các bệnh tim… Trong lúc sinh, nếu phụ nữ lên cơn co giật sẽ rơi vào hiện tượng tiền sản giật, xuất huyết…

Nếu trong thời gian mang thai, buộc phải ngừng sử dụng thuốc thì có thể ảnh hưởng tới tình trạng, chuyển biến của bệnh như vậy bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào hoặc dẫn tới tình trạng bệnh tình tồi tệ hơn.

Như vậy, tùy vào tình trạng bệnh tật để có thể cần nhắc việc có nên mang thai hay không ở phụ nữ bị bệnh động kinh.

Lưu ý cho người bị động kinh khi mang thai

Trong trường hợp người bị bệnh động kinh muốn mang thai hoặc có thai ngoài dự kiến thì thai phụ cần lưu ý những vẫn đề sau.

Tự chăm sóc bản thân: Cần đi khám bác sĩ thần kinh trước khi mang thai và khi đã có thai nhằm kiểm soát lượng thuốc và loại thuốc cần thiết khi thai nhi lớn dần. Những phụ nữ bị động kinh trước và trong khi mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ acid follic và các vitamin. Vì vitamin cũng không kém phần quan trọng, nó giúp acid folic chuyển hóa nhanh, có thể làm giảm nguy cơ của một số khuyết tật bẩm sinh cho bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng tốt sẽ bảo đảm rằng bạn lên cân đúng mức vì nó rất quan trọng đối với sức khỏe thai nhi.

http://lh4.googleusercontent.com/-xA6Cc2HthYo/VaIccByL9XI/AAAAAAAABEA/9duo1kMar8o/s320/3_183.jpg

Tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffein, ma túy…Ngoài ra cần tránh tiếp xúc với các môi trường hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn và dung dịch lau nhà bếp…

Giảm stress: Trong khi đang mang thai, hãy cố gắng giảm căng thẳng (stress). Nghỉ ngơi và ngủ nhiều, đồng thời tham gia các bài tập thể dục như đi bộ mỗi ngày. Nếu mức độ stress vẫn còn cao, bạn nên đến bác sĩ hay y tá để được tư vấn thêm về các kỹ thuật thư giãn.

Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Luôn nhớ uống thuốc như đã kê toa và báo lại những cơn co giật cho bác sĩ của bạn để tiến hành các đo đạc giảm thiểu co giật.

Trước ngày sinh nở: ở giai đoạn cuối của thai kì, thai phụ nên thường xuyên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và can thiệp kịp thời trường hợp thai phụ có những dấu hiệu xấu về sức khỏe.

http://lh4.googleusercontent.com/-zq88edC_6Lo/VaIcVdS39VI/AAAAAAAABD4/k1QX3Dkh1EY/s320/2_191.jpg

Ngoài ra, Với những phụ nữ mắc bệnh động kinh, vào tháng cuối cùng khi mang thai, người mẹ cần dùng thêm vitamin K. Vì một số loại thuốc chống động kinh làm giảm lượng vitamin này trong cơ thể có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng trong não khi sinh. 

 

Bình luận:
binh-luan

Phan Thị ngọc huyền

04/02/2020

Con muốn hỏi con có thể có Con và kko cần dùng thuốc động Kinh nữa hay vẫn dùng DC ạ

binh-luan

Phan Thị ngọc huyền

04/02/2020

Con muốn hỏi con có thể có Con và kko cần dùng thuốc động Kinh nữa hay vẫn dùng DC ạ

Viết bình luận của bạn:
zalo